A la suite de la parution de la Chronique de la nouvelle époque de Jean-Philippe de Garate consacrée à Douch, bourreau khmer rouge pendant le génocide cambodgien, nous avons reçu ce poème émouvant de Monsieur Nguyên Hoàng Bao Viêt, poète et écrivain vietnamien en exil, ancien prisonnier des droits humains dans des camps de travail forcé de la République Socialiste du Viet Nam (1975), ancien réfugié boat-people vietnamien (1979) et Président du Centre Suisse Romand de PEN International.
Nous le publions en français et en vietnamien.
Un espace de cinq ans suffit*
À la paix mortelle des bourreaux
Pire que la bombe atomique
Pour déraciner la vie d’un peuple.
Dans le pays des temples et pagodes
Digne de prestige par l’Esprit tolérant
Bouddha, l’homme
Bouddha, la terre
Bouddha, le Grand Lac immense.
Depuis Angkor, Siemréap
Jusqu’à Kompong Cham
À travers le Tonlé Sap
On ne trouve plus que des âmes errantes.
Je passe ma main sur les visages des morts invisibles
Les pauvres victimes gémissant jour et nuit
Réclament que je ne doive pas oublier
Ces carnages monstrueux.
Des entailles de pioches, des impacts de balles
Sur le terrain de broussailles
Gravent leurs traces témoins
À la descente de la colline
La terre saigne. Gluante de chair sanglante.
Mes frères Cambodgiens
Exterminés avec leurs femmes, leurs enfants, leurs parents
Sont sans trêve harcelés
Les Việt cộng, sordides, les arrachent de leurs charniers.
Dans la salle d’exposition des crimes
Le maître est dénoncé par son camarade valet
Assassin, je te montre du doigt
Bourreau. Criminel. Même clique! Même parti!
Surgit le massacre de Huế au Việt Nam
‘Tết Mậu Thân’ au comble de son horreur*
Bannières rouge sang
Machettes, serpes, cimeterres
Armée de la mort!
Dix neuf cent septante-cinq
‘Libération’ ou trahison?
L’homme réduit en bête de somme
Mythe effondré en lambeaux de deuil
Abattus sur chaque tête.
Je revis l’enfer
Dans un monde silencieux
Sacrifiant un peuple
Pour sauvegarder la Paix?
Je marque le forfait dans l’Histoire
Le coupable doit répondre
De Phnom Penh à Hà Nội
Qui sont ses complices
Dans ce drame tragique?
Au génocide succède la perte de leur pays
Les misérables esclaves traînent la charrue
Leur riz de choix?
Belle offre aux Soviétiques!
Les gouttes de larmes de souffrance
Se transforment en flot océan
La douleur, l’humiliation soulèvent
Les forces de résistance.
Les peuples insoumis
Combattent dans la Foi
Et la Pologne de Solidarność, résolue
Se consacre à restituer le printemps.
Suaves, les lotus éclosent
Des deux côtés du chemin de la Liberté
Unissant le Cambodge, le Laos, le Việt Nam
Notre espérance ne serait plus un rêve…
Ainsi, je franchis la terre morte
Un nuage de poussière obscurcit le soleil
Mais pourquoi je ne cesse de voir
Le marteau et la faucille, à nouveau, m’encercler?
Nguyên Hoàng Bao Viêt (1983)
Traduit du Vietnamien par Mme Hoàng Nguyên
Publié dans ‘’L’Empreinte du Phénix’’, Editions Ban Van-Paris 2008
* Cambodge: 1975-1978, Régime communiste des ‘Khmers rouges’, d’obédience maoïste. Depuis 1979, occupation communiste viêtnamienne, d’obédience stalinienne.
* Durant l’offensive du Nouvel An lunaire Tết Mậu Thân (1968), des milliers de civils sud-viêtnamiens avaient été sauvagement torturés et assassinés par les communistes nord-viêtnamiens. Ces derniers firent creuser, par les victimes elles-mêmes, des fosses communes dans lesquelles ils précipitèrent les « ennemis de la révolution », simples hommes, femmes et enfants innocents, parfois enchaînés à plusieurs par des fils de fer barbelés. Parmi des centaines de victimes enterrées vivantes et sans blessures, se trouvèrent des religieux français, des médecins et professeurs allemands, avec leurs femmes. (La dépêche d’AFP du 13 avril 1968 sombra dans l’indifférence de l’Occident et dans l’oubli).
——————————————————————————————–
TRÊN ĐỒI PHNOM SREY
Chỉ cần năm năm thôi
Hòa bình đao phủ thủ
Còn hơn bom nguyên tử
Cả dân tộc đổi đời.
Trên đất nước Chùa Tháp
Từng nổi tiếng bao dung
Phật là người là đất
Là biển hồ mênh mông.
Từ Angkor Siem Reap
Hướng về Kompong Cham
Vượt qua Tonlé Sap
Chỉ gặp những hồn oan.
Tôi đưa tay vuốt mặt
Những xác chết vô hình
Ngày đêm còn kêu khóc
Đòi tôi không được quên.
Vết chém cùng dấu đạn
Chứng tích khắp rừng chồi
Từ đỉnh đồi đi xuống
Bùn quánh thịt máu tươi.
Với vợ con cha mẹ
Anh em tôi chưa yên
Dưới hố sâu tập thể
Việt Cộng cố đào lên.
Phòng trưng bày tội ác*
Đồng chí tố quan thầy
Sát nhân tôi điểm mặt
Một phường một đảng thôi.
Chợt nhớ Việt Nam Huế
Kinh hoàng Tết Mậu Thân*
Cờ đỏ và mã tấu
Quân đâu như hung thần.
Bảy mươi lăm ‘giải phóng’
Người hóa kiếp ngựa trâu
Huyền thoại rơi từng mảnh
Khăn tang phủ lên đầu.
Tôi sống lại địa ngục
Giữa thế giới nín câm
Hy sinh một dân tộc
Để cứu vãn hòa bình ?
Tôi ghi vào lịch sử
Thủ phạm phải trả lời
Phnom Penh đến Hà Nội*
Đồng lõa gồm những ai
Trong tấn thảm kịch này?
Diệt chủng rồi mất nước
Thân nô lệ kéo cày
Gạo ngon dâng Sô Viết.
Những giọt lệ thống khổ
Biến thành sóng đại dương
Nỗi đau thương tủi nhục
Sẽ chỗi dậy quật cường.
Những dân tộc bất khuất
Chiến đấu với lòng tin
Kìa Ba Lan ‘Đoàn Kết’*
Quyết dựng lại mùa Xuân.
Hoa sen nở thơm ngát
Hai bên đường Tự Do
Nối liền Miên Lào Việt
Không chỉ là ước mơ.
Tôi băng qua đất chết
Cát bụi mù mặt trời
Sao tôi vẫn nhìn thấy
‘Liềm búa’ bao vây tôi?
Nguyên Hoàng Bảo Việt (1983)
Trích Tập Thơ Dấu Tích Phượng Hoàng .
Bạn Văn Paris xuất bản 2008.
* Ngày 17 tháng 4 năm 1975, đàn em và công cụ của Cộng sản Hà Nội trong cuộc chiến Đông Dương, quân Khmers đỏ tiến chiếm Phnom Penh. Pol Pot thiết lập một chế độ thân Bắc Kinh, bất hòa rồi xung đột với Hà Nội thân Liên Sô. Năm 1979, bộ đội Việt cộng tấn công chiếm đóng Cao Miên và thiết lập chế độ thực dân kiểu mới, với sự hợp tác của đàn em, cựu Khmer đỏ Hun Sen.
* Ở Huế, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng tra tấn và tàn sát hàng ngàn đồng bào. Nhiều trăm nạn nhân bị chôn sống, trong đó có một số thường dân ngoại quốc (các tu sĩ người Pháp, các bác sĩ và giáo sư người Đức cùng thân nhân của họ…).
* Nghiệp đoàn Công nhân Solidarność tranh đấu chống chế độ Cộng sản Ba Lan từ đầu thập niên 80 cho đến khi chế độ từng làm kiểu mẫu cho Cộng sản Hà Nội bị sụp đổ.